CÔNG TY TNHH ORCHID CHEM VN

CÔNG TY TNHH ORCHID CHEM VN

Định nghĩa về da

Định nghĩa về da

Định nghĩa chuẩn của Anh về da như sau:

“Da với cấu trúc dạng sợi ban đầu nhiều hơn hay ít hơn còn nguyên vẹn, đã được thuộc để không bị phân hủy. Lông có thể hoặc chưa bị tách ra. Nó đồng thời là da đã được chia thành các lớp, hoặc phân đoạn trước hoặc sau khi thuộc da.”

Số lượng của lớp phủ bề mặt áp dụng cho da ảnh hưởng tới việc da có được xem là da thật hay không.

“…Nếu da có một lớp phủ bề mặt, độ dày trung bình của lớp bề mặt này, được áp dụng bằng cách nào đi nữa, phải nhỏ hơn hoặc bẳng 0.15mm, và không vượt quá 30% của tổng độ dày”

Cái gì không phải là da?

Có rất nhiều loại mặt hàng da được bán như da thật, mặc dù trên thực tế là giả. Một vài loại phổ biến sẽ được mô tả sau đây:

1. Bonded Leather Fibre

Da với cấu trúc dạng sợi ban đầu nhiều hơn hay ít hơn còn nguyên vẹn…Nếu da thuộc bị phân hủy cơ học và/hoặc hóa học thành các hạt xơ, các miếng nhỏ hoặc bột và sau đó được tạo thành tấm bằng cách liên kết hoặc không đều không phải là da.

Có thể thấy sự kết hợp của một số loại vật liệu trong cấu trúc da ngoại quan bằng các màu sắc khác nhau.

Ưu điểm
• Rẻ
• Vùng cắt đồng bộ với nhau

Nhược điểm
• Không phải da thật
• Kém linh hoạt
• Không dùng được lâu
• Ít sức bền
• Diện mạo rẻ

2. Coated Leather (Da phủ)

“Một sản phẩm mà dộ dày khi hoàn thành không vượt quá 30% nhưng không vượt quá 0.15mm”

Vùng tối của bề mặt hạt của da chứa các lớp phủ thực tế có thể được tạo nên với nhiều chất liệu hóa học, ví dụ như hỗn hợp polyurethane. Vì độ dày khi hoàn thành vượt quá 0.15mm, nó không thể được xem là da thật.

Ưu điểm
• Rẻ
• Bề mặt chắc

Nhược điểm
• Không có vẻ ngoài tự nhiên
• Không xốp
• Biểu hiện vật lý và độ linh hoạt.. thấp

3. Laminated Leather (Da ép)

Các đặc điểm chính của da ép là chúng là một hỗn hợp của hai hay nhiều lớp, nơi các tấm mỏng được gắn vào mặt trong (phần thịt) của da. Một điểm khác nữa của da ép và da phủ là các lớp mỏng gắn vào dày hơn 30% so với độ dày tổng thể của da.

Ưu điểm
• Bề mặt chắc
• Có sự linh hoạt và bền
• Màu sắc tốt

Nhược điểm
• Không có diện mạo tự nhiên
• Không xốp
• Biểu hiện vật lý không tốt (dễ bị rạn)

Bao nhiêu phần của một sản phẩm phải là da thật?

Bạn có thể đã từng mua một đôi giày da hay ví da, và xem xét kĩ rồi thắc mắc rằng bao nhiêu phần của nó được làm bằng da, và như thế nào thì nó được bán như là da thật.

Các nhà sản xuất được cho phép tạo nên các sản phẩm được mua bán như là da thật với các nguyên liệu không phải da nếu sự kết hợp của nguyên liệu không phải da không vượt quá các định mức cụ thể.

Theo EC Directive 94/11 chuyên về giày dép thì một chiếc giày da thật phải chứa những định mức da như sau:

• Phía trên: – 80% bề mặt
• Phần lót: – 80% bề mặt
• Đế – 80% thể tích

“Nếu không có một nguyên liệu nào chiếm ít nhất 80%, thông tin phải thể hiện về 2 nguyên liệu chính được sử dụng trong thành phần của giày dép”.

Nguồn: Leather Hut

Tin tức nổi bật